Hòa bình Chiến_tranh_Nga-Nhật

Đại biểu Nga Nhật trong Hiệp ước Portsmouth.

Sự thất bại của Lục quân và Hải quan Nga làm người Nga mất tự tin. Trong suốt năm 1905, chế độ phong kiến Sa hoàng rung chuyển vì Cách mạng Nga 1905. Sa hoàng Nikolai II chọn thương thảo hòa bình để có thể tập trung vào các vấn đề trong nước. Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đề nghị làm trung gian hòa giải, và nhận được giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực của mình. Sergius Witte dẫn đầu đoàn đại biểu Nga và Nam tước Komura, tốt nghiệp tại Harvard, dẫn đầu đoàn đại biểu Nhật. Hiệp ước Portsmouth được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1905[13] trên tàu hải quân Hoa Kỳ tại Portsmouth, New Hampshire. Witte trở thành Thủ tướng Nga cùng năm. Tuy vậy, hiệp ước hòa bình với Montenegro không được người Nhật ký và tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật, vẫn tiếp diễn với quốc gia châu Âu nhỏ bé này cho đến khi nó tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2006 (xem Danh sách các cuộc chiến tiếp diễn do trái quy cách ngoại giao).

Nga công nhận Triều Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng của Nhật và đồng ý rút ra khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với ít sự phản đối từ các cường quốc khác.

Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận trong 25 năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó. Đế quốc Nga nhượng lại nửa phía Nam đảo Sakhalin cho đế quốc Nhật Bản. Nó được Liên Xô lấy lại năm 1952 theo Hiệp ước San Francisco sau Chiến tranh thế giới II. Tuy vậy, việc nhượng lại phía Nam đảo Sakhalin cho Liên Xô không được một số lớn các nhà chính trị Nhật Bản ủng hộ.

Nội dung những điều thỏa thuận chính giữa hai bên trong hòa ước:

1- Nước Nga hoàn toàn chấp nhận quyền chỉ đạo và giám sát của Nhật Bản ở Triều Tiên.

2- Nước Nga nhượng lại cho Nhật Bản quyền mướn tô giới Lữ Thuận và Đại Liên cũng như đường sắt từ Trường Xuân xuống phía nam cùng các quyền phụ thuộc quyền đó.

3- Nước Nga nhượng lại phần đất phía nam đảo Sakhalin (Hoa Thái Đảo) từ vĩ tuyến thứ 50 trở xuống cũng như các đảo phụ thuộc phần đất ấy.

4- Nước Nga nhìn nhận quyền đánh cá của Nhật Bản ở vùng duyên hải bán đảo Kamchatka.

Thương vong

Một bức tranh màu mô tả cảnh các nhân viên Hội Chữ thập Đỏ của Nhật đang cứu chữa cho các thương binh Nga

Theo các báo cáo thì phía Nga có 47.400 người chết, 146.032 bị thương, 12.128 chết bệnh.[14] Phía bên kia chiến tuyến, người Nhật có 47.152 người chết trận, 11.424 chết vì những vết thương, 21.802 chết vì bệnh.[15]

Hậu chiến và kết quả

Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu trong thời hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc hiện đại. Đồng thời, Nga mất gần như toàn bộ Hạm đội Viễn Đông và Ban Tích, và cũng mất luôn sự kính trọng trên trường quốc tế. Điều này đặc biệt đúng trong mắt của ĐứcÁo-Hung; Nga là đồng minh của PhápSerbia, và việc mất thanh thế này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của nước Đức khi lên kế hoạch gây chiến với Pháp, và chiến tranh của Áo-Hung với Serbia.

Vắng mặt nước Nga và sự sao lãng của các quốc gia châu Âu khác trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết hợp với cuộc Đại suy thoái sau đó, quân đội Nhật bắt đầu thống trị Trung Quốc và phần còn lại của châu Á, cuối cùng sẽ dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ haiChiến tranh Thái Bình Dương, những chiến trường trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tại Nga, thất bại năm 1905 dẫn đến một thời kỳ cải cách ngắn trong quân đội Nga cho phép nó đối mặt với quân đội đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trận Tannenberg (1914), quân đội Đức đã tiêu diệt được tập đoàn quân số 2 của Nga do một cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Nga-Nhật chỉ huy.[16] Và, những cuộc nổi dậy sau chiến tranh đã đặt nền móng quan trọng cho cuộc Cách mạng Nga 1917 sau này.

Tất cả các ngày ở trên đều tính theo lịch mới Gregorian, không phải Julian dùng tại Nga; để thuận tiên, khi ở đâu có hai loại ngài tháng, hãy sử dụng cái nào chậm hơn 13 ngày so với cái kia).

Hải quân Hoàng gia Anh gửi một mớ tóc của Đô đốc Nelson cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản sau chiến tranh để kỷ niệm chiến thắng năm 1905 trong Hải chiến Tsushima; là sự tiếp nối chiến thắng của Anh tại Trafalgar năm 1805. Nó vẫn được trưng bày tại Kyouiku Sankoukan, bảo tàng công cộng được Lực lượng phòng vệ Nhật Bản duy trì.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Nga-Nhật http://www.csmonitor.com/2005/1230/p04s01-woap.htm... http://books.google.com/books?id=9J9Dt6EQHs8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=Jr8CAAAAYAAJ&dq=%... http://books.google.com/books?vid=ISBN1873410867&i... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=990... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9C0... http://rus-sky.com/history/library/w/w01.htm http://rusnavy.com/history/hrn10-e.htm http://www.russojapanesewar.com/ http://www.upi.com/NewsTrack/Top_News/2006/06/16/m...